Đề Xuất 5/2024 # Tổng Hợp Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Sapa Mùa Đông # Top 3 Yêu Thích

Sa Pa tuyết trắng vào mùa đông

Mỗi mùa trong năm Sa Pa đều mang vẻ đẹp riêng, nhưng mùa đông là lúc du khách tìm đến nhiều nhất bởi cái lạnh cắt da với sương mù và tuyết rơi – đặc sản ở một xứ sở nhiệt đới. Từ cảnh vật cho đến ẩm thực ở Sa Pa sẽ cho bạn trải nghiệm một mùa đông đúng nghĩa mà bạn phải ồ lên thích thú.

Thông thường, bạn sẽ đến Sa Pa bằng cách đi tàu hỏa hoặc xe khách từ Hà Nội. Tuy nhiên mùa đông sương mù ở Sa Pa rất dày, để đảm bảo an toàn bạn nên đi tàu hỏa đến ga lào Cai và sau đó đi xe buýt về Sa Pa. Tại đây, bạn có thể thuê xe máy để đi tham quan những cung đường ở Sa Pa. Tuy nhiên giao thông mùa đông sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nếu không có tay lái cứng bạn có thể thuê xe theo tour và có local guide hướng dẫn.

Những điểm du lịch phải đến ở Sa Pa

Núi Hàm Rồng nằm ở trung tâm thị trấn, là nơi nhất định phải đến khi đến du lịch ở Sa Pa. Đây được xem như nơi hội tụ những yếu tố về thiên nhiên, văn hóa và con người Sa Pa. Bước qua cánh cổng Hàm Rồng lên núi, trước mắt bạn là một khu vườn thượng uyển với muôn hoa khoe sắc dưới ánh nắng dịu dàng của mùa đông. Lần theo con đường lên núi giữ những phiến đá tự nhiên thú vị, bạn sẽ được dạo bước trong mây và ngắm nhìn toàn cảnh Sa Pa từ trên cao với sự giao thoa giữa trời và đất độc đáo có một không hai. Đến với núi Hàm Rồng, bạn sẽ tha hồ chụp những bức ảnh để đời làm kỷ niệm. Hơn nữa, ở đây có cả một khu vườn trái cây với ba loại trái đào, lê, mận cho phép bạn cắm trại tại chỗ. Bạn cũng sẽ được xem những màn biễu diễn ca nhạc của các chàng trai – cô gái người Mông mang đậm bản sắc văn hóa nơi đây.

Nằm sau lưng núi Hàm Rồng, nhà thờ đá là biểu tượng du lịch của thị trấn Sa Pa. Công trình kiến trúc này được Pháp xây dựng từ năm 1895, qua nhiều lần trùng tu đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn và là điểm đến hấp dẫn khi du khách đến Sa Pa. Vẻ đẹp của kiến trúc Pháp thời phục hưng làm nên vẻ cổ kính, lung linh cho nơi này, lại ẩn hiện với màn sương mù tăng phần huyền ảo. Ở khoảng sân trước nhà thờ là nơi người dân vẫn đến đây hằng ngày để mua bán. Đặc biệt, vào thứ 7 hàng tuần, đây là nơi diễn ra phiên chợ tình – hoạt động đặc sắc mang đậm văn hóa của các dân tộc miền núi.

Đến Sa Pa, bạn không thể nào bỏ qua việc tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây thông qua việc thăm thú các bản làng. Xuôi về dãy Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa 2km, bạn sẽ đến bản Cát Cát. Bản Cát Cát được hình thành từ thế kỷ 19, là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Mông, đến nay đã được xây dựng thành một khu du lịch. Với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và những hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc Mông, bản Cát Cát khiến du khách khó lòng rời bước. Trong bản còn có một con thác rất đẹp, là nơi lui đến của du khách khi tới bản. Đây còn là nơi lưu giữ nhiều nghề truyền thống của dân tộc Mông như trồng bông, trồng lanh, dệt vải,…

Khác với bản Cát Cát hay bản Tà Phìn, bản Sín Chải vẫn chưa bị du lịch hóa, là nơi còn nguyên vẹn cảnh vật thiên nhiên hoang sơ và những nét văn hóa của cộng đồng người Mông Đen. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống bình dị, còn nhiều khó khăn của người dân, hòa mình vào nhịp sống bản làng. Người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt lúa và ngô, ở dưới những mái nhà lợp bằng gỗ pơ mu đơn sơ, mộc mạc. Bản Sín Chải chỉ cách thị trấn Sa Pa 3km và nằm ngay cạnh bản Cát Cát.

Bãi đá cổ Sa Pa – Thung lũng Mường Hoa

Bãi đá cổ Sa Pa nằm ở thung lũng Mường Hoa, được công nhận là di tích cấp quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Những phiến đá nhiều hình thù khác nhau mang những hình khắc bí ẩn, nằm rải rác giữ cây cỏ và những thửa ruộng bậc thang, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hiếm có. Không chỉ có giá trị về mặt cảnh quan ,nó còn mang ý nghĩa văn hóa và tâm linh. Bên trong thung lũng còn có một dòng suối đẹp uốn lượn trải dài 15km.

Nhắc đến Sa Pa, không thể nào không kể đến nơi được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương: đỉnh Fansipan. Từ tháng 2/2024, việc đến tham qua đỉnh Fansipan không còn khó khăn với sự ra đời của hệ thống cáp treo Fansipan với kỷ lục Cáp treo ba dây dài nhất thế giới. Chỉ mất 15 phút, du khách đã có thể đặt chân lên đỉnh núi, chìm giữ mây trời. Với chặng đường ngồi cáp treo, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, khu rừng hoang dã và cả thung lũng Mường Hoa thơ mộng. Thật dễ dàng để đặt chân lên đỉnh núi cao hàng nghìn mét này, đúng không?

Thác Bạc từ lâu đã nổi tiếng là một thắng cảnh ở Sa Pa. Từ trên cao 100m, dòng nước theo những khe đá tung bọt trắng xóa như như ánh bạc. Đứng dưới dòng thác này, bạn sẽ được nhìn ngắm cảnh núi rừng hoành tráng, trời đất bao la, cảm thấy được sự kỳ vĩ của thiên nhiên vô tận. Đứng trước dòng thác này, mọi phiền muộn của bạn sẽ hóa nhỏ bé và trôi theo dòng nước.

Thưởng thức những gì khi đến Sa Pa?

Khi đến Sa Pa, bạn không thể nào bỏ qua các món cá, đặc biệt là cá hồi và cá tầm. Cá được nuôi trong nước lạnh không có mỡ, ít tanh, thịt săn chắc và giòn ngọt. Giữa cái lạnh mùa đông, được ngồi trong bên nồi lẩu cá nóng hổi với các loại rau tươi ngon và thịt cá săn chắn thì còn gì bằng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức món gỏi cá sống và cá nướng qua bàn tay chế biến khéo léo của người dân nơi đây.

Tuy cái tên có vẻ lạ tai, nhưng lợn cắp nách thật sự là một đặc sản của xứ núi Lào Cai mà bạn nhất định phải thưởng thức khi đến Sa Pa. Sở dĩ mang tên gọi như thế vì giống lợn này thường rất nhỏ, chỉ 4 -5 kg, người mua chỉ cần cắp vào nách mang đi. Tuy nhiên “nhỏ mà có võ”, giống lợn này thịt rất mềm, ngọt, khi nướng lên da mỏng và giòn tan. Thậm chí, xương lợn mềm đến mức bạn cũng có thể ăn nếu không phải là xương ống. Lợn cắp nách có thể chế biến thành nhiều món, nhưng phổ biến nhất là quay nguyên con và thưởng thức cùng rượu táo mèo.

Trong tiết trời mùa đông se lạnh, được ngồi bên đường thưởng thức những xiên que nóng hổi, ngon lành với đủ loại nguyên liệu dă dạng thì còn gì bằng. Từ thịt gà, thịt lợn xiên đến khoai, ngô,… và cả những món do người dân sáng tạo ra đều có mặt tại khu ăn uống gần nhà thờ đá vào mỗi buổi tối. Các món nướng không hề khó tìm, những tìm ra một không khí hoàn hảo để thưởng thức như vậy thì quả chỉ có ở Sa Pa.

Với nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc, thắng cố được du nhập vào Việt Nam và hiện nay đã trở thành món ăn truyền thống của người Mông. Nguyên liệu chính của món này là thịt ngựa, có thể thêm thịt trâu, thịt bò, được ninh nhừ cùng với 12 loại gia vị mà loại gia vị không thể thiếu chính là thắng cố. Một nồi thắng cố nóng hổi, béo ngậy, phục vụ cho khách ngay trên bếp. Bạn sẽ được xuýt xoa trước vị ấm nóng cay nồng của món ăn này giữa cái lạnh rét buốt của vùng cao Tây Bắc.

Những dòng suối ngày đêm róc rách ở Sa Pa là nơi cư ngụ của rất nhiều loài cá khác nhau, với đặc điểm chung là thịt chắc, ít tanh va tươi ngon. Cá được bắt từ suối sẽ nướng ngay trên bếp than chuyển sang màu vàng ruộm nóng giòn khó có thể chối từ.

Đến Sa Pa mà chưa thưởng thức qua món gà ác thì chuyến đi của bạn không thể nào trọn vẹn. Gà ác Sa Pa được chăn thả tự nhiên nên thịt săn chắc, rất thơm ngon. Món chế biến từ gà ác được nhiều người ưa chuộng nhất khi đến đây là gà nướng mật ong. Thịt gà nóng hổi ngọt lịm vừa ra lò ăn kèm với lá bạc hà châm muối tiêu chanh sẽ khiến bạn cảm thấy thèm và nhớ một khi đã rời Sa Pa.

Mua đặc sản gì ở Sa Pa?

Tùy theo từng mùa, Sa Pa sẽ có những đặc sản khác nhau để bạn mua về làm quà cho người thân. Vào mùa đông, bạn có thể mua các loại nấm, thảo quả, táo mèo và các loại rau củ xứ lạnh về cho gia đình. Một món ăn đặc sẳn khác để bạn mang về là thịt trâu gác bếp, có thể để được lâu và lá món nhắm lý tưởng những ngày lễ tết. bạn cũng có thể mua những sản phẩm lưu niệm bằng thổ cẩm độc đáo với một mức giá đầy hấp dẫn. Đến Sa Pa, chắc bạn sẽ không bao giờ thiếu những thứ để đem về.