Đề Xuất 5/2024 # Review Du Lịch Quy Nhơn Giá Rẻ Chi Tiết Nhất (Update 9/2024) # Top 2 Yêu Thích

Ở thành phố này có nhiều địa điểm rất thú vị, khách sạn Quy Nhơn cũng rất đa dạng, chắc hẳn chuyến đi sẽ rất nhiều điều mới lạ.

1. Phương tiện di chuyển:

Cũng như các tỉnh khác thôi, việc di chuyển đến Quy Nhơn rất thuận tiện, bạn có thể lựa chọn đi máy bay, tàu hỏa, xe khách… thậm chí là đi xe máy.

+ Về máy bay: bay từ Hà Nội đến Quy Nhơn chỉ 90 phút, từ Sài Gòn đến Quy Nhơn khoảng 60 phút mà thôi.

Theo mình đánh giá thì không được thuận tiện cho lắm, vì sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn tận 30km. So với các tỉnh thành khác ở Việt Nam thì đây là một trong những tỉnh thành có khoảng cách từ sân bay tới trung tâm thành phố lớn nhất. Nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí đi xe vào thành phố Quy Nhơn thì bạn có thể lựa chọn đi xe bus của hãng, giá chỉ 50k thôi. Còn không thì bạn có thể đi xe taxi với giá từ 200-300k cho một xe 4 chỗ.

Một phương án mình rất khuyến khích bạn nên lựa chọn (đặc biệt là nếu bạn đi 1,2 người) là đi xe taxi chung. Phương án này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá đấy.

Một lời khuyên nho nhỏ nữa là bạn nên book vé máy bay trước từ 2-3 tháng để có được một mức giá hợp lí.

Có một lựa chọn tuy hơi mất thời gian chờ đợi nhưng rất tiết kiệm cho bạn khi di chuyển từ Diêu Trì về Quy Nhơn là đi xe bus, tuyến T3, T4, T7, T8, T12, trong đó T3 là rẻ nhất, giá 8k/toàn chặng. Vừa đi xe bus vừa ngắm cảnh cũng tuyệt lắm.

+ Về xe khách: bạn nên vào trang web chúng tôi để lựa chọn hãng xe và đặt luôn. Phương Trang là hãng xe mình gợi ý cho bạn. Ngoài ra thì Mai Linh, Hoàng Long cũng là hãng xe khá ổn.

Từ bến xe miền Đông, TP HCM đến bến xe Quy Nhơn với giá vé trung bình từ 220k đến 280k/vé, Hà Nội – Quy Nhơn có giá khoảng 600k.

– Cách di chuyển ở Quy Nhơn:

Việc di chuyển ở Quy Nhơn, bạn có thể lựa chọn các hình thức như thuê xe máy, thuê ô tô, đi taxi hoặc đi xe bus.

+ Thuê xe máy: Thuê xe máy ở Quy Nhơn cũng rất dễ dàng bởi hiện nay cũng có kha khá đơn vị cho thuê xe ở đây. Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp với khách sạn bạn ở, thường thì họ sẽ cho thuê xe máy luôn. Giá dao động từ 100 – 150k/chiếc/ngày.

+ Đi xe bus: Xe bus ở Quy Nhơn cũng cực kì phát triển, việc đi lại từ khu vực này đến khu kia rất dễ dàng và tiết kiệm bởi phương tiện này. Thậm chí bạn có thể đi từ Quy Nhơn đi Phú Yên bằng xe bus. Giá vé áp dụng cho các tuyến phổ biến: T3(8k), T4(15k), T7(17k), T12(44k)…

2. Khách sạn nhà nghỉ ở Quy Nhơn:

+ Khu vực nhiều khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ nhất là khu du lịch Ghềnh Ráng, đa phần chúng là nhà nghỉ, giá dao động từ 80k-150k. Đợt đó mình chỉ chọn ở qua đêm thôi, mặc cả mãi thì được ở với giá 80k. Tất nhiên là không có điều hòa, chỉ có quạt thôi. Bạn cứ đi từ trung tâm thành phố về phía khu du lịch Ghềnh Ráng, đến đoạn có một đường rẽ trái để lên KDL thì bạn nhìn sang bên phải, phía bên kia đường, là khu có rất nhiều nhà nghỉ khách sạn giá rẻ.

Bạn cũng có thể lựa chọn những khách sạn cao cấp hơn một chút nhưng giá cả vẫn hợp lí:

3. Các địa điểm du lịch Quy Nhơn giá rẻ:

+ Công viên biển Quy Nhơn: Mình rất ấn tượng với công viên này, đặc biệt sẽ là rất tuyệt nếu bạn có con nhỏ mà đưa chúng đến đây thì chúng sẽ cực kì thích. Một không gian rất rộng, cũng không quá đông đúc.

+ KDL Ghềnh Ráng (bãi tắm Hoàng Hậu, mộ Hàn Mặc Tử, biển Quy Hòa): Mình thì mình ấn tượng hơn cả với bãi tắm Hoàng Hậu, còn các địa điểm kia không ấn tượng lắm. Bãi tắm Hoàng Hậu nổi tiếng với bãi biển trứng Quy Nhơn rất đặc biệt. Kể cả khuôn viên rồi không gian, view đều rất đẹp. Mộ Hàn Mặc Tử thì chắc phù hợp với các bạn yêu thơ hơn cả, biển Quy Hòa thì do ở tận sâu bên trong đường đi vào khu du lịch nên vẫn còn rất hoang sơ, yên bình. Trên đoạn đường đi vào biển Quy Hòa, có một đoạn có view nhìn trọn vẹn bãi biển đẹp cực kì luôn.

+ Tháp Bánh Ít Quy Nhơn: Đây là một địa điểm nằm ngoài trung tâm thành phố Quy Nhơn, cách tầm 15km. Đây là một trong những cụm tháp Chăm lâu đời nhất ở Việt Nam. Tháp nằm khá gần đường quốc lộ 1A, tọa lạc ở một vị trí cách mực nước biển khoảng 100m. Để di chuyển ra đây bạn có thể đi xe máy hoặc xe bus tuyến số 4 hoặc 12.

+ Hòn Khô Quy Nhơn: Nơi đây là hòn đảo nhỏ rất vắng vẻ, ít người sinh sống nên vẫn còn rất hoang sơ. Để đến được Hòn Khô, đi từ Quy Nhơn bạn đi theo hướng ra bán đảo Phương Mai, đi qua khu kinh tế Nhơn Hội, chạy dọc theo vịnh Mai Hương đến làng chài xã Nhơn Hải. Sau đó thuê thuyền tầm 200k-300k/thuyền để đi ra đảo.

+ Đồi cát Phương Mai: So với các đồi cát của các tỉnh thành khác như Quảng Bình, Phú Yên, Bình Thuận thì đồi cát Phương Mai không cao và “hoành tráng” bằng nhưng cũng là một trải nghiệm rất đáng để thử, một cảm giác thật nhỏ bé giữa sự hùng vĩ của thiên nhiên.

+ Eo Gió Quy Nhơn: Một trong 2 nơi mà bạn nhất định phải tới khi đến Quy Nhơn. Mình rất thích cảm giác được ngồi trên những hòn đá dọc biển, thả lỏng toàn bộ cơ thể, ngừng suy nghĩ và tận hưởng “mùi vị” của gió biển. Và Eo Gió là nơi cho mình cái cảm giác trọn vẹn đó. Nhất định bạn phải tới đây khi tới Quy Nhơn.

+ Kỳ Co: Du lịch Quy Nhơn giá rẻ nhất định phải đi Kỳ Co nha. Không đi thì tiếc hùi hụi đấy, nước ở đây trong xanh nhìn như hòn đảo ở Thái Lan ý, cực đẹp vì nét hoang sơ. Từ Eo Gió các bạn đi cano ra tầm 25 đến 30 phút bạn sẽ đến bãi Kỳ Co và choáng ngợp trước nét cực kỳ hoang sơ của nó. Giá thuê thuyền mình đi là 200k/1 người.

Có thể tham gia tour lặn ngắm san hô ở đây giá khoảng 150k/người.

+ Khu dã ngoại Trung Lương: Một khu dã ngoại cách Quy Nhơn 30km thu hút cực kì nhiều khách du lịch, đặc biệt là dịp cuối tuần. Điểm cuốn hút của khu dã ngoại này là một khung cảnh cực kì gần gũi với thiên nhiên và thỏa sức cắm trại gần biển mà không phải lo lắng gì. Khu dã ngoại này nằm ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, thành phố Quy Nhơn, đường hướng từ Quy Nhơn đi qua khu FLC Quy Nhơn. Vé vào cổng: 30k/người.

+ Tháp đôi: Là kiến trúc cổ của Chămpa, nằm ngay trong trung tâm trên đường Trần Hưng Đạo, dễ đi vô cùng.

Giá vé: 8k/người – giữ xe 3k.

Ngày 1: Bạn có thể đi bãi biển Quy Nhơn, Tháp Đôi, Công viên biển Quy Nhơn, KDL Ghềnh Ráng.

Ngày 2: Du lịch Quy Nhơn thì nhất định bạn không nên bỏ lỡ địa điểm cực hot này Kỳ Co – Eo Gió.

Ngày 3: Bạn có 2 lựa chọn Hòn khô và Bãi Cát Phương Mai hoặc khu Dã Ngoại Trung Lương và tháp đôi.

Hãy đảm bảo bạn không quá sức vì đi quá nhiều thì đây là lịch trình nhẹ nhàng mà vẫn thưởng thức trọn vẹn Quy Nhơn. Khi di chuyển bạn cũng có thể ghé một số địa điểm để check in như Tượng đài Trần Hưng Đạo, Cột Cờ, Nhà Thờ Lòng Sông. Tìm về lịch sử bạn có thể ghé bảo tàng Quang Trung Quy Nhơn để cảm nhận được sự hào hùng của nơi này. Bạn cũng có thể du chu đến Hầm Hô Quy Nhơn hay tìm đến chùa Thiên Hưng Quy Nhơn …

Ngoài ra vào buổi tối bạn có thể đi dạo biển và ghé những quán cà phê view đẹp ở Quy Nhơn để thưởng thức hương vị biển đêm, gió biển mát hòa lẫn vị mặn của muối, yên bình đến lạ thường.

4. Các món ngon, đặc sản ở Quy Nhơn:

+ Bánh hỏi – cháo lòng Quy Nhơn: Một món ăn sẽ rất lạ với các bạn miền Bắc và miền Nam cho mà xem. Mình biết tới món bánh hỏi cũng chính nhờ lần đến Quy Nhơn, sau đó cũng có thưởng thức thêm một lần ở Nha Trang. Một món ăn lạ miệng với việc cho thêm những lá hẹ lên bún tươi. Bánh hỏi thì bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu vì nó rất phổ biến, đợt đó mình mua 10k ở cổng trường đại học Quy Nhơn mà ăn mãi không hết. Ngoài ra bạn có thể ăn ở quán Mẫn (76A Trần Phú), quán cô Năm (41 Nguyễn Chánh).

+ Chè Nhớ: Một quán chè sinh viên rất đáng để thử, nằm gần đại học Quy Nhơn, địa chỉ cụ thể ở 157 Ngô Mây.

+ Bánh Căn: Một món khá lạ miệng ở miền Trung. Bạn có thể ghé qua quán Bà Già ở số 7 Ngô Quyền (bán buổi sáng).

Mách nhỏ một chút là bạn nên đến đây vào thời gian cuối xuân đầu hè. Du lịch Quy Nhơn vào thời điểm này, khí hậu mát mẻ dễ chịu hơn rất nhiều, không còn những cơn mưa lất phất mùa xuân mà thay vào đó là ánh nắng dịu dàng của mùa hạ. Đặc biệt thời gian này, biển Quy Nhơn rất trong xanh, mát mẻ, lượng khách đến đây cũng không quá đông đúc như mùa hè nên bạn hoàn toàn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố biển.