Du Lịch ” Đất Võ” – Bình Định
“Ai về Bình Định mà coi
Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”
Đây là câu ca dao nổi tiếng nói về xứ “ Nẫu” thân thương miền trung. Câu ca dao thể hiện rõ tinh thần mạnh mẽ của người dân nơi đây. Không chỉ đàn ông biết võ mà đàn bà cũng biết võ, với người Bình Định không chỉ biết võ để phòng thân mà muốn phát huy cái đẹp của võ cổ truyền của cha ông truyền lại bao đời nay với tinh thần võ học mạnh mẽ mà Bình Định được biết đến như cái nôi của võ học Việt Nam với nhiều cao thủ võ học nN 95;i tiếng nhiều dòng võ nên khi nói đến Bình Định ai cũng nghĩ đến vùng Đất võ. Bình Đinh không chỉ nổi tiếng với danh xưng “đất võ” mà còn nỗi tiếng với những bãi biển đẹp cát trắng, nước trong xanh, hàng dừa xanh những món ăn ngon đâm đà vị quê miền trung gió, nắng khắc nghiệt.
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km).Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi -Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên -Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai- Phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km.
Với vị trí địa lý như vậy Bình Định được xem như là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào. Giáp biển nên thế mạnh của Bình Định là kinh tế biển và du lịch biển hiện nay Bình Định đang dẫn phát triển với nhiều resort, khu du lịch,…thu hút rất nhiều khách du lịch gần xa.
Cũng như những dãi đất miền trung khác Bình Định là nơi có khi hậu khắc nghiệt nhiệt độ trung bình ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 – 26,1 °C, cao nhất là 31,7 °C và thấp nhất là 16,5 °C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0 °C, cao nhất 39,9 °C và thấp nhất 15,8 °C. Lượng mưa không dồi dào bắt đầu từ tháng 9-12 mà mùa khô lại kéo dài từ 1-8 nên nắng nóng quanh năm khó canh tác trồng trọt chỉ trồng các loại cây lương thực đặc tr 32;ng.
Thêm một cái khó khăn nữa vì Bình Định nằm ở miền Duyên hải Nam Trung Bộ nên thường xuyên phải chịu bão đổ bộ vào đất liền.
Bên cạnh những điều khiện tự nhiên khắc nghiệt Bình Định cũng được thiên nhiên ban tặng những cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng, biển cả đẹp đến nao lòng. Điều kiện sống thiên nhiên khắc nghiệt, ý chí võ học mạnh mẽ dù qua bao đời vẫn ngấm trong xương, tủy mỗi người đã tạo nên con người Bình Định cần cù, chịu khó xây dựng và phát triển Bình Định như ngày nay với nhiều điểm du lịch hấp dân.
Võ Bình Định xuất phát từ mục đích đánh đuổi giặc ngoại xâm dưới thời Tây Sơn, với ưu điểm thực chiến cao phù hợp với thể trạng nhỏ của người Việt Nam.Và sự phát triển võ học mạnh mẽ của Bình Định phải nói đến giá đoạn khi nhà Tây sơn dựng cờ khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo kiệt xuất của người anh hùng áo vải, cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ, võ học Bình Định đã có bước phát triển toàn diện và từ đây địa danh Bình 72;ịnh – Tây Sơn đã được gắn kết và đi vào lịch sử như một bản hùng ca bất diệt, tạo nên cốt cách niềm tự hào và những câu ca trong dân gian cũng bắt đầu được người đời truyền tụng để minh chứng cho nét đặc thù của người dân đất võ
Võ Bình Định với các bài quyền ngàn năm(Ảnh: sưu tầm)
Với những ai am hiểu sâu sắc về võ thuật họ đánh giá rất cao võ cổ truyền Bình Định, với những nét tinh tế, liên hoàn, uyên thâm, kết hợp nhuần nhuyễn hai thái cực cương – nhu, thủ – công, mạnh – yếu, biết kết hợp giữa thần sắc, khí sắc với những đường đi võ bên ngoài qua mắt, tay, chân, toàn thân.Nói về đòn thế, quyền cước thì võ Bình Định nổi tiếng với những chiêu thức rất phức tạp. Từ những ngày đầu hình thành đến nay, những đòn thế đ 7; được tổng hợp thành nhiều bài quyền điển hình trong võ thuật cổ truyền Việt Nam như Lão mai quyền, Siêu bát quyền, Roi tấn nhứt, Ngọc trản quyền, Hùng kê quyền,…
Hình ảnh Võ Sư Bình Định với Hùng Kê quyền ngàn năm trước đã làm bạc vía quân Thanh(Ảnh: internet)
Bên cạnh đó, võ cổ truyền Bình Định còn đề cao “võ đức” – tức người luyện võ còn là luyện đạo đức. Ngoài những đức tính mà một người phải luôn đề cao gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì người luyện võ phải thể hiện đạo đức ở những mặt truyền thống như một tinh thần thượng võ, một tinh thần chống giặc ngoại xâm, uống nước nhớ nguồn và luôn trọng nhân nghĩa,…
Ngày nay các lễ hội võ cổ truyền được tổ chức liên tục hàng năm tại Bình Định để giao lưu học hỏi và gìn giữ nét văn hóa ngàn năm dân tộc
Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền với sự tham gia giao luôn võ thuật của nhiều nước trên thế giới
Hình ảnh các võ sinh tham gia giao lưu võ thuật ở các độ tuổi(Ảnh: sưu tầm)
Với văn hóa-tinh thần võ học như vậy nên mỗi khi nhắc đến Bình Định là nhắc đến truyền thống thượng võ từ bao đời nay là vùng đất võ với nhiều bài võ hoàn thiện nhất từ nội-khí –công, nên Bình Định là nơi hội tụ, kế thừa và phát huy cao độ những giá trị tinh hoa độc đáo của nền võ học cổ truyền Việt Nam.
Tinh thần võ học Bình Định với các bài quyền của nữ giới không thua kém đấng mày râu
Bình Định, quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, hơn 200 năm đã trôi qua, nhưng dấu ấn về phong trào Tây Sơn, triều đại Tây Sơn vẫn còn in đậm ở nơi đây với những di tích Điện Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung, Thành Hoàng đế.
Để tham quan bảo tang Quang Trung chúng ta sẽ đến làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Nơi lưu giữ các hiện vật về những chiến tích của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ một thời oanh liệt.
Tượng vua Quang Trung-Nguyễn Huệ tại Bảo tàng Quang Trung-Bình Định
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận người gìn giữ linh hồn trống trận Tây Sơn
Ngoài ra, du khách còn được xem những màn biểu diễn võ cổ truyền độc đáo, thưởng thức văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với nhiều tiết mục múa đặc sắc, gợi nhớ lại những ngày đầu anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp từ vùng thượng đạo An Khê (Gia Lai). Hay chiêm ngưỡng hai di tích quý giá là giếng nước và cây me cổ thụ hơn 300 tuổi của gia đình thân sinh tam kiệt.
Giếng nước gia đình tam kiệt Tây Sơn-Các du khách rất thích thú khi uống nước giếng này vào đầu xuân hi vọng chữa bách bệnh
Vào những dịp tết đến xuân về Tại bảo tàng Quang Trung cứ mùng 4-5 tết lại tổ chức lễ hội Đống Đa tái hiện lại trận Ngọc Hồi-Đống Đa để tưởng nhớ công cao lao đánh tan 29 vạn quân Thanh của vị vua áo vải Quang Trung và cảm nhận được lịch sự đánh đuổi giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc qua những màn trống, bài quyền,…
Lễ hội Ngọc Hồi-Đống Đa được tổ chức tại Tại bảo tàng Quang Trung cứ mùng 4-5 tết
Nhạc Trống Tây Sơn tưởng nhớ quá khứ hào hùng dân tộc vang lên như nhắc lại quá khứ bi thương nhưng hào hùng của quá trình dựng nước, giữ nước.
Tái hiện múa quyền, cưỡi voi cầm quân đánh giặc của Quan Trung Nguyễn Huệ
Đàn tế trời tọa lạc trên đỉnh cao nhất của Ấn Sơn được xây dựng theo kiểu thức Đàn thiêng tế trời, có nhiều tên gọi khác nhau: Đàn Nam Giao, Thái Giao, Giao Đàn, Giao Khâu, Viên Khâu, Thiên Đàn… Hình ảnh Đàn tế trời Tây Sơn để nhận kiếm lệnh và ấn triện có khắc bốn chữ “Sơn hà xã tắc” cho ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Tương truyền rằng trước khi khởi binh dựng nên sự nghiệp vĩ đại đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh Nguyễn, thống nhất sơn hà, quét sạch ngoại xâm, “dìu dắt dân vào đạo lớn, đem dân lên cõi dài xuân”, Tây Sơn tam kiệt đã lập đàn tế trời đất ở đây để nhận ấn kiếm và cầu trời đất phù hộ cho đại nghiệp thành công. là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng tại Bình Định, nơi đây trong lịch sử đã gắn liền với ba thời kỳ lịch sử: Vương quốc Chămpa – Nhà Tây Sơn – Nhà Nguyễn. Khu thành tọa lạc trên địa bàn xã Nhơn Hậu và thị trấn Đập Đá – Thị xã An Nhơn cách chúng tôi Nhơn chừng 20km về hướng Tây Bắc. không lớn nhưng có nét đẹp riêng và đặc biệt là mang đậm kiến trúc Chămpa với ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và Tử Cấm Thành. Thành ngoại là vòng thành ngoài cùng, hình chữ nhật nhưng các cạnh uốn lượn, có chu vi 7400m. Chân thành có chiều rộng hơn 10m, cao trên 6m và mặt thành rộng tới trên 4m. Thành mở 5 cửa, trong đó tường thành phía Nam mở hai cửa là cửa Vệ và cửa Tân Khai, ba tường thành còn lại thì có 3 cửa Đông, Tây, Bắc, được đắp bằng đất, phía trong và ngoài bó đá ong. Bình Định cũng như bao mãnh đất Việt Nam có mạch nguồn văn hóa rất xa xưa, nếu nói phía Bắc có nền văn hóa Đông Sơn với Trống đồng Đông sơn nổi tiếng, Phía Nam có nền văn hóa Óc Eo nổi tiếng với thành cổ ÓC Eo thì Bình Định trung điểm của khu vực miền Trung có nền văn hóa Sa huỳnh-Truông xe của người Chăm với những ngọn tháp Champa ngạo nghễ, bởi lối kiến trúc cho đến bây giờ cũng còn chứa đựng nhiều bí ẩn. Cũng như các ngọn tháp Cham Pa khác những ngọn tháp Chàm thường được xây dựng ở những vùng núi cao hoặc đồi thấp và thường có cửa hướng ra phía Đông để đón dương khí. Tham quan những ngọn tháp chàm chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế, mang đậm bản sắc dân tộc và đắm chìm mình trong thế giới kỳ bí để hồi tưởng lại một thời văn minh của vương quốc Champa. Với 14 ngọn tháp còn lại, Bình Định là địa phương thứ 2 sau Quảng Nam sở hữu được nhi̓ 3;u tháp Chăm nhất nước ta. có vị trí nằm cạnh cầu Ðôi trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đặc điểm: Tháp Ðôi còn có tên là tháp Hưng Thạnh, được xếp vào một trong những tháp đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Champa. Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, Tháp Đôi là công trình kiến trúc độc đáo gồm 2 tháp nằm cạnh nhau theo trục Bắc – Nam trong đó tháp Bắc cao 20m và tháp Nam cao 18m. Bởi hai tháp đứng gần như song song với nhau nên được gọi là Tháp Đôi. Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Champa cổ mà được tạo thành gồm 2 phần chính: khối thân vuông và phần mái tháp mặt cong. (hay còn gọi tháp Bình An, An Chánh, Vân Tương, tháp Ngà) là một cụm gồm ba ngọn tháp Chăm (Chăm Pa) nằm liền kề, thuộc địa phận hai thôn Vân Tương, xã Bình Hòa và thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Tháp được xây dựng từ cuối thế kỷ XII, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chăm Pa. Công trình kiến trúc độc đáo cụm tháp cham Pa cổ xưa và được coi là cụm tháp cổ cao nhất trong các công trình tháp cổ Cham Pa còn lưu lại tại Việt Nam Để đến được tháp Dương Long, từ TP. Quy Nhơn bạn đi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc khoảng 35 km, tới ngã tư đèn xanh đỏ thuộc thị trấn Gò Găng (huyện Phù Cát), bạn rẽ trái (tức đường vào sân bay Phù Cát, nhưng không rẽ vào sân bay) mà đi tiếp theo tỉnh lộ 636 (quốc lộ 19B) khoảng 15 km nữa. Vừa đi vừa xem bản đồ để rẽ trái vào địa phận xã Tây Bình, hoặc hỏi dân địa phương đường rẽ vào tháp Dương Long. còn có tên gọi là còn trong tiếng J’rai là là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định . Kiến trúc tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít Bình Định một trong những Tháp cham pa cổ có niên đại sơm nhất Bình Định Tháp chính có kích thước lớn nhất và nằm ở vị trí trung tâm trên ngọn đồi, xung quanh là 3 tháp nhỏ, tạo thành một thế giới khác lạ mà lỡ lạc chân bước vào, du khách như có cảm tưởng như đang quay ngược thời gian để hòa mình vào xứ sở Cham-pa đầy bí ẩn. Tháp Cánh Tiên nằm giữa thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An, trên địa bàn xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, cách thành phố Qui Nhơn 27 km về hướng Tây Bắc. Tháp xây trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục thước, thờ bà Nữ Thần Y A Na. Tháp Cánh Tiên có bề mặt vuông, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20 m, trông xa giống như đôi cánh của nàng tiên đang bay lên trời Tháp cánh tiên với lối kiến trúc tinh xảo thờ bà Nữ Thần Y A Na. Khác với nhiều tháp Chàm, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kì đến độ hoàn mỹ. Từ hệ thống vòm cửa đến dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đối xứng nhau uyển chuyển đến các khối đá ốp cạnh được chạm khắc tinh tế tạo thành những hoa văn nối kết đều toát lên vẻ đẹp vừa thanh thoát, trang nhã, vừa uy nghi, bề thế. Cũng có thể do vẻ đẹp duyên dáng mà tháp còn có tên dân gian là tháp Con Gái. Tháp Chàm với lối kiến trúc độc đáo mang trên mình những nét văn hóa đặc trưng của một giai đoạn huy hoàng, ngắm nhìn những chiếc tháp giúp chúng ta hiểu thêm về nên văn hóa huy hoàng môt thời của người Chăm. Bình Định được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều bãi tắm tuyệt đẹp chạy suốt chiều dài 134 km bờ biển của tỉnh như: Bãi biển Quy Nhơn, Ghềnh Ráng, Quy Hòa, bán đảo Phương Mai, đầm Thị Nại, Hải Giang, Eo Gió, Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Mũi Rồng – Tân Phụng, Lộ Diêu… Quy Nhơn – Bình Định từng được Tạp chí du lịch Anh Rough Guide bình chọn là 1 trong 3 điểm du lịch đáng khám phá nhất ở khu vực Đông Nam Á. Vịnh Eo Gió thuộc thôn Bấc (thôn Lý Lương, Nhơn Lý, Quy Nhơn). Những rặng núi đá cao, uốn lượn ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành một eo biển hút gió tuyệt đẹp. Eo Gió cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 20 km về phía đông bắc, thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ. Eo gió hùng vĩ –hiểm trở vẫn còn hoang sơ trở thành địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Bình Định Bình Minh trên biển đông với những tia nắng bừng sáng biển cả-xa xa là những con tàu sớm mai(Ảnh: Sưu tầm) Được mệnh danh là “nơi ngắm bình minh trên biển đẹp nhất Việt Nam”, những ai một lần đến Eo Gió sẽ không thể bỏ lỡ khoảng khắc bình minh ló rạng. Thời điểm này, Eo Gió đẹp ngỡ ngàng với những vệt sáng hồng kỳ ảo soi chiếu, lan toả dập dìu trên sóng nước mênh mông. Cung đường đi bộ tuyệt đẹp ven biển Eo Gió địa điểm check in siêu đẹp cho các bạn trẻ Khi bạn đi du lịch Eo Gió bạn sẽ có những góc chụp hình và ngắm cảnh tuyệt đẹp mà không giống bất cứ địa danh nào như cung đường đi bộ tuyệt đẹp trên lưng chừng dãy núi, với hàng ngàn bậc thang được dựng với tay vịn an toàn, đẹp mắt và nổi bật với màu đỏ gạch, trắng. Góc eo gió siêu đẹp từ đỉnh đồi có thể nhìn bao quát biển Khám phá Kỳ Co là một hành trình khám phá biển mà bất kỳ ai cũng thấy thú vị khi đến với bán đảo này. Kỳ Co trong vài năm trở lại đây luôn là một điểm thu hút khách du lịch đến tham quan vui chơi nhiều nhất Quy Nhơn. Khi bạn đặt chân lên đảo sẽ hiện ra trước mắt là một bãi cát trải dài dưới núi đá cao sừng sững. Những hòn đá với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau trải dài vô tận, những vách đá cheo leo vươn thẳng ra biển tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ Kỳ Co đẹp với nước biển trong xanh-cát vàng hiếm thấy-Màu nước, màu cát, màu trời giúp Kỳ Co đẹp như bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Đây là một trong những bãi biển đẹp nhất Mọi “ngóc ngách” của Kỳ Co đều đẹp đủ để tạo nên những bức hình lưu niệm đáng nhớ thậm chí dù chỉ là chiếc cầu gỗ để tàu cập bến cũng trở thành nơi chụp ảnh check-in ưa thích của các bạn trẻ. Hay tắm biển check in với bạn bè Kì co – Eo gió mộc mạc này không thể cho bạn tiện nghi hiện đại, hoành tráng nhưng bù lại, du khách đi Quy Nhơn sẽ có được những trải nghiệm dân dã, được hoà vào nhịp sống người dân, được ăn những món hải sản tươi rói, được ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ của một vùng biển vẫn còn ít bị động chạm bởi bàn tay con người. Và đó sẽ là những trải nghiệm tuyệt vời mà bất cứ ai một lần trong đời cũng nên nếm thử. Gần kỳ Co là là một ngôi chùa thuộc Bãi Bấc, thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, được xây dựng từ năm 1960 bởi Trưởng lão Thích Giác An. Hiện nay được trụ trì bởi Đại đức Thích Giác Tri. Theo Đại đức Thích Giác Tri, khoảng năm 2013, người dân địa phương có nguyện vọng muốn ổn định nơi thờ cúng ông bà và thuận tiện cho con cháu đi lại thăm nom nhân ngày giỗ kỵ, Tịnh xá đã đề nghị và được Nhà nước cho phép xây dựng Nhà An Bình theo phư ơng thức Tịnh xá và đồng bào phật tử cùng đóng góp. Theo thiết kế, công trình này rộng hơn 100 m2, có thể lưu giữ khoảng 8.000 hũ tro cốt, tổng kinh phí đầu tư ước khoảng 5 tỉ đồng. Tượng phật quan âm đôi lớn nhất Việt Nam tại Tính Xá Ngọc Hòa Tượng đôi Phật Bà Quan Âm là kiến trúc nổi bật của Tịnh xá. Tượng cao gần 30m – và là tượng phật đôi cao nhất Việt Nam. Trong đó, một tượng hướng về phía Nam (cổng chính tịnh xá), màu vàng, đó là Quan Thế Âm Kiết Tường và một tượng hướng về phía Bắc, màu bạc đó là Quan Thế Âm Nam Hải. Theo người dân nơi đây truyền miệng nhau rằng: tượng Quan Thế Âm Kiết Tường màu vàng, có hướng về núi, tượng trưng cho rừng vàng; còn tượng Quan Thế Âm Nam Hải màu bạc có hướng nhìn ra biển chính là thể hiện cho biển bạc. Vì vậy người dân nơi đây tin rằng tượng phật đôi sẽ đem đến cho vùng đất nơi đây, con người nơi đây có một tương lai phát triển phồn thịnh và an lành Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng hai cây số về phía Đông, Ghềnh Ráng Tiên Sa là thiên đường du lịch của miền đất võ. có diện tích gần 35 ha, là một quần thể sơn thạch thuộc dãy núi Xuân Vân. Dưới chân ghềnh là bãi cát trắng chạy dài, nước biển trong xanh, phong cảnh đẹp hữu tình, khí hậu mát mẻ. Từ Ghềnh Ráng, du khách có thể ngắm nhìn gần trọn hết vẻ đẹp đầy sức sống của phố biển Quy Nhơn. Ngay dưới chân vách đá dựng đứng, hiểm trở là từng bãi đá trứng xếp chồng, xếp lớp. Cùng với làn nước biển xanh trong, đá trứng nhỏ bé ngàn năm kiên trì, bền bỉ trước vô vàn con sóng vỗ. Tạo hóa đã hớ hênh hay sự bền bỉ của những hòn đá nhỏ bé này đã chinh phục tạo hóa, để điều đi ngược quy luật bào mòn đã xảy ra? Vốn là một khu vườn để tưởng nhớ nhà thơ Hàn Mặc Tử, nơi đây cũng có vẻ đẹp vô cùng nên thơ trữ tình với nhiều loài cây khác nhau mà điển hình nhất là cả một hàng dương thoáng đãng. Đặc biệt hơn, khi bạn đến thăm mộ của Hàn Mặc Tử, bạn sẽ thấy có cả những bài thơ được viết trên những tảng đá lớn xung quanh mộ, như một lời tri ân dành cho nhà thơ bậc thầy Vườn thơ tưởng nhớ Hàn Mặc Tử thi nhân của dòng thơ tình lãng mạng một thời Mộ Thi Sĩ Hàn Mặc Tử ra đi còn rất trẻ ở độ tuổi 28 để lại bao tiếc nuối cho đời cái tên có lẽ còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây là một hòn đảo rất đẹp với một không gian xanh bất tận của biển cả, bầu trời và cây cối trên đảo. Cù Lao Xanh là món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân nơi đây. Cù Lao Xanh thuộc xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cách đất liền 24km được coi là “Hòn Ngọc Biển Đông“, với diện tích khoảng 364 ha với dân số khoảng 3.000 người. Cù Lao Xanh được ví như hòn ngọc xanh của du lịch Quy Nhơn Vẻ đẹp Cù Lao Xanh nhìn từ trên cao không khác gì đảo ngọc Phú Quốc Biển Quy Nhơn không ồn ào, náo nhiệt như Nha Trang hay Đà Nẵng mà là nơi để du khách cảm nhận sự thanh bình và đắm chìm trong sắc màu bình minh tuyệt đẹp. Không khí nơi đây luôn trong lành, dễ chịu. Đây là bãi biển chính của khu vực Quy Nhơn, Bình Định với hình dáng vầng trăng khuyết khá độc đáo và thu hút cùng cồn cát trải dài 5km từ mũi Tấn đến Ghềnh Ráng. Gần đây, bãi biển này đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng làm sạch nên số lượng du kh& #225;ch đến ngày một đông, dần trở thành một trong những địa điểm được ưa chuộng nhất khu vực miền Trung-Nam. Bãi biển vầng trăng khuyết Bình Định đẹp mê hồn dưới hoàng hôn và ánh đèn chiều Biển Quy Nhơn không ồn ào, náo nhiệt như Nha Trang hay Đà Nẵng mà là nơi để du khách cảm nhận sự thanh bình và đắm chìm trong sắc màu bình minh tuyệt đẹp. Không khí nơi đây luôn trong lành, dễ chịu Đầm Thị Nại nằm ở phía Đông Bắc Quy Nhơn có một đầm lớn chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng tới gần 4 cây số. Đầm này đã có thời gian mang tên chữ là Hải Hạc Đàm, nhưng trong dân gian thì từ lâu vẫn gọi là đầm Thị Nại. Đó là cách gọi tắt của một địa danh Chàm, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya đã được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại Hình ảnh quyến rũ yên bình mà nên thơ tại Đầm Thị Nại(Ảnh: sưu tầm) Làng chài bình yên tại đầm Thị Nại Với chiều dài hơn 10 km, bề rộng khoảng 4 km, đầm Thị Nại lớn nhất Bình Định có nhiều loại thủy hải sản nổi tiếng. Trong đầm có một núi nhỏ, trên có ngôi miếu nhỏ do dân chài lập ra để thờ thủy thần, hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp Thầy bói. Du khách sẽ rất thích thú khi mỗi buổi ban mai, ánh sáng trải trên những khu rừng ngập mặn khiến mặt đầm huyễn hoặc, quyến rũ. Tháp Thầy Bói tại Đầm Thị Nại với câu chuyện xa xưa về Thầy Pháp Cầu Thị Nại siêu đẹp lung linh vào ban đêmcây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nối liền TP. Quy Nhơn với khu kinh tế Nhơn Hội Tượng Phật Thích Ca ngồi tại Chùa Linh Phong () thuộc Xã Cát Tiến, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định. Có chiều cao là 69m, đường kính chân tượng là 52m và Chùa Linh Phong được thiết kế xây dựng bên trong Tượng Phật, đây là Tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Và đây cũng là công trình mang tính nghệ thuật tâm linh đặc sắc nhất của tập đoàn Vingroup xây dựng cho tỉnh Bình Định. Hình ảnh tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á giữa đất trời trong xanh Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ, chiêm bái. Từ thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, đi về hướng tây bắc chưa đầy 10km, du khách sẽ đến . Sở dĩ suối có tên gọi Hội Vân là do hơi nước từ con suối bốc lên, ngưng tụ lại trên những lùm cây tạo thành những áng mây. Người ở dưới đi lại bên con suối trông như đi trên thang mây, do vậy suối có tên là Hội Vân “mây tụ”. Suối nước nóng Vân Hội như một thế giới khác với khói nóng tỏa lên Quanh miệng hồ là những dải cát dài trắng mịn làm thành một bãi phơi nắng lý tưởng. Không chỉ đơn thuần là một danh thắng, du khách có thể đến chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn cảnh đẹp, nghỉ ngơi giải trí mà Hội Vân còn nổi tiếng và hấp dẫn khách đến từ mọi miền nhờ nguồn nước khoáng thiên nhiên giàu khả năng trị liệu đối với nhiều loại bệnh khác nhau. Suối nước nóng có giá trị cao trị được nhiều bệnh-dưỡng sinh trước đây thuộc hai thôn Xương Lý, Hương Mai; nay thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn. Theo sử sách, những người sinh cơ lập nghiệp đầu tiên ở Xương Lý thuộc dòng họ Nguyễn, quê gốc ở Nghệ An, đến nay đã trải qua trên 10 đời. Thôn Hương Mai xưa kia bây giờ chính là bốn thôn Hải Cảng, Hải Đông, Hải Nam và Hải Minh đều thuộc xã Nhơn Hải. Xã Nhơn Lý và Nhơn Hải trước thuộc Tổng Trung An (huyện Phù Cát), sau năm 1955 cắt về huyện Tuy Phước, nay là thành phố Quy Nhơn & #8211; Bình Định. Thiên nhiên nơi đây không chỉ tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp mà còn ban tặng cho con người một kho báu ít nơi nào có được, đó là yến sào – một đặc sản vô cùng quý giá được cả thế giới ưa chuộng. Từ thành phố biển Quy Nhơn, phóng tầm mắt về phía Đông, một dãy núi như một con khủng long sừng sững án ngữ và che chắn sóng to, gió lớn – đó là bán đảo Phương Mai. Trên dãy núi sừng sững ở bán đảo Phương Mai, thiên nhiên tạo nên b& #7913;c tranh thủy mặc tuyệt đẹp, với những đàn yến bay rợp trời. Nằm dọc bãi biển Nhơn Lý, đặt chân đến FLC Luxury Resort du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tuyệt mỹ của khung cảnh thiên nhiên với những bãi cát trắng trải dài nằm giữa một bên là rừng thông tựa núi, một bên là đại dương xanh ngắt FLC Luxury Resort Quy Nhơn Tắm nắng sang chảnh với hồ bơi hiện đại FLC Luxury Resort Quy Nhơn Khách sạn FLC Luxury Resort Quy Nhơn hiện đại FLC Zoo Safari Park là công viên động vật hoang dã đầu tiên tại Quy Nhơn được thiết kế xây dựng theo mô hình safari chuẩn thế giới là nơi bảo tồn gần 900 cá thể động vật hoang dã, trong đó nhiều loài quý hiếm nằm trong diện cần được bảo tồn nghiêm ngặt. Cổng vào FLC Zoo Safari Park Quy Nhơn Check in với những con thú siêu dễ thương Check in siêu ngầu với chúng con thú Văn hoá ẩm thực, Bình Định với nhiều sản vật ẩm thực nổi tiếng đã trở thành một nét văn hoá đặc sắc không thể không nhắc đến: bánh Ít Lá Gai, nem chua Bình Định (nem chợ Huyện), Rượu Bàu Đá, thức uống được xếp vào hàng Quốc Tửu. Tên đầy đủ của món này là bánh xèo tôm nhảy rau mầm. Thành phần chính là những con tôm màu cam đỏ trên nền bánh vàng ươm. Tôm phải là những con tôm nước ngọt, nhỏ nhưng chắc thịt. Khi chín, tôm đổi màu đỏ au kèm vị ngọt. Món ăn không cầu kỳ, chỉ một lớp bột mỏng bên dưới, bên trên là tôm, giá, vài sợi hành. Sự thành công của món ăn không thể thiếu chén nước chấm được làm từ nước mắm nguyên chất và các gia vị. Khi ăn bánh xèo, bạn có thể gói kèm rau mầm, dưa leo, khế chua… Mỗi phần ăn giá từ 30.000 đồng. Bánh hỏi là đặc sản của Bình Định, thịnh hành và ngon nhất là ở Diêu Trì (Tuy Phước). Bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt nướng song nếu vào một quán bánh hỏi ở Diêu Trì, khi gọi món này là bạn sẽ được thưởng thức thêm cháo và lòng. Cháo khá loãng, nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm. Cạnh tô cháo nóng là đĩa lòng heo với những miếng gan dày, miếng dồi màu nâu, khoanh tròn bên cạnh những miếng tim dẻo, miếng cổ dai giòn, miếng bầu dục mỏ ng. Những thứ này ăn kèm với bánh hỏi, khiến bánh trở nên béo bở, ngon khác thường. Cùng với Nha Trang và Đà Nẵng, bún chả cá Quy Nhơn góp phần tạo nên thương hiệu của món ăn miền Trung nổi tiếng cả nước. Điều tạo nên sức hút của món ăn phải kể đến là chả cá. Ở Bình Định, chả cá được làm từ cá mối, cá nhồng, cá thu, cá rựa… Nước dùng được nấu từ xương cá tươi, thường là cá thu, cá cờ, nhờ vậy mà có vị ngọt đậm đà. Tô bún sẽ ngon nếu không có mùi tanh. Nhiều quán sẽ phục vụ kèm với chén tương ớt. Bạn có thể đến quán bún cá nổi tiếng trên đường Nguyễn Huệ, mỗi phần có giá từ 25.000 đồng. Nón ngựa Gò Găng, bún song thằn An Thái”. Chắc mọi người còn đang thắc mắc về cái tên lạ lẫm của loại bún này?. Sở dĩ có tên gọi “song thằn” vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Nón ngựa Gò Găng, bún song thằn An Thái”. Chắc mọi người còn đang thắc mắc về cái tên lạ lẫm của loại bún này?. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Bún song thằn nổi tiếng ở Bình Định vì có hương vị thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh. Bún song thằn có thể ăn cùng với lòng gà hoặc mua về làm quà cho người thân. Nem chợ Huyện không mềm như nem Thủ Đức, không ngọt như nem Lai Vung, nem An Cựu mà dai dai, sần sật, chua giòn đã miệng. Nem tươi đã ngon, nướng với than, ăn kèm với bánh, chả ram, rau mùi, tía tô, rau răm, chuối, khế xắt nhỏ, dưa leo, nước chấm (hoặc xì dầu) và vài múi tỏi, trái ớt càng tuyệt. Nem chợ Huyện là món ăn nổi tiếng của Bình Định Biến tấu của nem chợ Huyện là món nem nướng thơm lừng Đặc sản vùng biển không thể thiếu nhất là Hải Sản Phải không nào Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Ðề Gi (Bình Ðịnh). Cua đế có bộ áo giáp dày và càng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao khác hẳn với các loại cua khác. Mọi người thường nói ăn cua Huỳnh Đế là ăn được 2 con một lần vì cua Huỳnh Đế có phần đuôi giống đuôi tôm. Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Ðề Gi (Bình Ðịnh) Nhum có nhiều loại, để muối mắm phải là nhum ta màu đen. Cách chế biến như sau: Cắt sơ những chiếc gai nhọn tua tủa xung quanh con nhum rồi khoét một lỗ ngay miệng nhum, khéo léo khều lấy thịt nhum cho vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” nắng từ 10 đến 15 ngày. Mắm nhum chín, nhuyễn tan, sền sệt, mầu đỏ đục, thơm nức. Mắm nhum không phổ biến như các loại mắm khác nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được vì không biết nơi bán, hay ngư& #7901;i có cũng chỉ dùng đãi khách quý hoặc để dành tặng người thân. Mắm nhum Mỹ An là món ăn đặc sản của Bình Định Là địa phương có nhiều ao, đầm nên Bình Định đã tạo môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá đặc sản, trong đó có cá chình. Cá chình có thể chế biến nhiều món khác nhau, nhưng người dân bản địa và cả thực khách đều khoái khẩu nhất với món gỏi cá chình. Gỏi cá chình là một món ăn được chế biến vô cùng công phu từ việc chọn cá tươi sống đến công đoạn tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng nhất. Gỏi cá chình được xúc ăn vớ ;i bánh tráng nướng và nước mắm giã gừng. Gỏi cá chình Quy Nhơn đặc sản nhưng không phải ai cũng ăn được món cá sống Mực rim ớt tỏi là món ăn hè phố khoái khẩu của rất nhiều người. Món ăn dân dã này được chế biến khá đơn giản. Khô mực sau khi được nướng sơ sẽ được tẩm với các loại gia vị như mạch nha. ớt xay, tỏi giã… cho mực ngấm đều, tạo thành món ăn nhâm nhi rất hấp dẫn Nem được làm từ thịt lợn tươi xay nhuyễn, trộn với một ít bì sợi (da heo) cùng gia vị như tiêu hạt và ớt, sau đó bọc quanh bằng lá ổi và gói lại bằng nhiều lớp lá chuối ngoài cùng. Để chua tự nhiên qua vài ngày sau là đã có thể dùng được. Giống như Nem, Tré là một đặc sản cũng nổi tiếng không kém ở Chợ Huyện. Tré được làm từ thịt tai heo, thịt đầu, trộn cùng thính, mè rang, tiêu, tỏi, ớt,… sau đó gói bằng lá ổi và được bọc trong một lớp rơm khô, cuộn lại giống cán chổi. Tré có vị hơi chua, khi ăn sẽ cảm nhận được các nguyên liệu giòn sật, kết hợp với rau thơm làm món tré trộn thì hết sảy. Đây là đặc sản nổi tiếng từ vùng đất nhiều dừa Tam Quan, Bình Định. Bánh tráng được làm từ bột gạo, bột mì nhất trộn cùng với nước cốt dừa, kèm theo đó là cơm dừa, mè đen, muối, hành tiêu ớt để tăng hương vị. Bạn sẽ nhớ mãi từ lần đầu tiên thưởng thức bánh được nướng chín thơm lừng, giòn tan, cảm nhận vị béo thơm của nước cốt dừa và mè đen, một chút cay của tiêu ớt. Bánh ít lá gai là món quà thơm thảo, mộc mạc như chính những con người Bình Định, là thức quà ngọt lành mà già trẻ lớn bé ai cũng thích ăn. Bánh được làm từ bột nếp với lá gai, bên trong nhân là đậu xanh với cơm dừa nạo. Vỏ bánh dẻo thơm, nhân ngọt vừa phải không tạo cảm giác ngán khi thưởng thức. Rượu bàu đá rất nồng, uống vào nhanh say nhưng khi tỉnh sẽ không có cảm giác mệt mỏi. Để có một thứ rượu ngon, người nấu phải tuân thủ theo những yêu cầu rất nghiêm ngặt về gạo, nguồn nước, men và dụng cụ nấu. Thêm vào đó là những kinh nghiệm gia truyền. Khi nấu, không được dùng nồi nhôm mà phải dùng nồi đồng và đậy bằng đất nung. Rượu được cất bằng ống tre và phải được chưng bằng lửa nhỏ mới vắt cạn được hết tinh chất của g̐ 1;o. Rượu bàu đá – thứ rượu khi uống vào thì nhanh say nhưng khi tỉnh sẽ không có cảm giác mệt mỏi. Với một Bình Định đặc sắc với ngàn năm văn hóa nhưng không kém phần hiện đại như vậy quả là một địa điểm du lịch đầy thú vị. Đi để lưu giữu những khoảnh đẹp để cảm nhận được tinh thần thượng võ ngàn năm của dân tộc thôi nào. Hiện nay với sự phát triển nhanh chóng TP.Quy Nhơn đang mang một luồng gió mới hiện đại với nhiều công trình, Resort, biệt thự, khách sạn,… Nếu quý khách hàng có nhu cầu về thang máy cho công trình của mình vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi Garuda hân hạnh được phục vụ quý khách!